Lưỡng giới hay song tính luyến ái (tiếng Anh: bisexual) là mối quan hệ hoặc hấp dẫn tình dục của một người với cả hai giới tính nam và nữ. Người có thiên hướng tình dục song tính luyến ái có thể bị hấp dẫn về mặt cảm xúc, tình cảm và tình dục với cả người cùng giới tính và khác giới tính với mình. Nó cũng chỉ sự công nhận về mặt cá nhân và xã hội đối với những người như vậy. Song tính luyến ái, cùng với đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái là ba thiên hướng tính dục chính. Những người không bị hấp dẫn về mặt tình dục với cả nam lẫn nữ được gọi là vô tính (asexual).
Theo nghiên cứu của Alfred Kinsey về tình dục loài người vào giữa thế kỷ 20, nhiều người không chỉ là dị tính luyến ái hoặc đồng tính luyến ái mà nằm giữa hai loại này. Kinsey đánh giá sự hấp dẫn và thể hiện tình dục trên một thang 7 điểm bắt đầu từ 0 (hoàn toàn dị tính luyến ái) đến 6 (hoàn toàn đồng tính luyến ái). Theo nghiên cứu của Kinsey, phần lớn dân số thuộc loại từ 1 đến 5 (giữa dị tính luyến ái và đồng tính luyến ái). Mặc dù phương pháp của Kinsey đã từng bị chỉ trích, thang đo này vẫn được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự liên tục của tình dục loài người.
Song tính luyến ái đã được thấy trong các xã hội khác nhau[1] và trong thế giới loài vật[2][3][4] thông qua các tài liệu lịch sử. Tuy nhiên, các thuật ngữ bisexual (song tính luyến ái), heterosexual (dị tính luyến ái) và homosexual (đồng tính luyến ái) chỉ mới được sử dụng từ thế kỷ 19.
Song tính luyến ái là sự bị hấp dẫn bởi nam và nữ về tình cảm hoặc tình dục. Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ cho rằng "thiên hướng tình dục nằm trong một dãy liên tục. Nói cách khác, một người không hoàn toàn là đồng tính hoặc dị tính luyến ái nhưng có thể cảm thấy ở một mức độ nào đó của hai thiên hướng này. Thiên hướng tình dục phát triển xuyên suốt đời sống con người–mỗi người nhận ra ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời họ rằng họ là dị tính, song tính và đồng tính."[5][6][7]Hấp dẫn tình dục, hành vi tình dục và nhận thực tình dục có thể cũng không phù hợp với nhau, cũng như việc hấp dẫn tình dục và hành vi tình dục không nhất thiết đồng nhất với nhận thực tình dục. Vài người xác định mình là dị tính, đồng tính hoặc song tính mà chưa từng có trải nghiệm tình dục. Những người khác từng có trải nghiệm đồng tính những không tự coi họ là đồng tính hoặc song tính. Tương tự như vậy, những người tự nhận là đồng tính có thể thỉnh thoảng có hành vi tình dục với người khác giới tính nhưng không tự xác định mình là song tính.[7]
Toàn tính luyến ái (pansexuality) có thể được coi là một dạng song tính luyến ái hoặc không, khi vài nguồn cho rằng song tính luyến ái bao hàm sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc tình dục từ tất cả nhận thực giới tính hoặc sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc tình dục từ một người bất kể giới tính sinh học hoặc giới của người đó.[8][9][10] Khái niệm toàn tính luyến ái, một cách cân nhắc, bác bỏ khái niệm nhị nguyên giới tính, khái nhiệm "hai giới tính và, thực chất là, thiên hướng tình dục xác định,"[10] trong khi người toàn tính luyến ái thì cởi mở về mối quan hệ với những người không tự xác định là nam hoặc nữ.[9][10] Thuật ngữ toàn tính luyến ái được dùng không phân biệt với song tính luyến ái và, tương tự như vậy, những người tự nhận là song tính có thể "cảm thấy giới tính, giới tính sinh học và thiên hướng tình dục không nên là điểm trọng yếu trong một mối quan hệ [tình cảm/tình dục]."[10]
Theo Rosario, Schrimshaw, Hunter, Braun (2006):
...Quá trình tự xác định là đồng tính hoặc song tính là một quá trình phức tạp và thường là khó khăn. Không giống như những nhóm thiểu số khác (ví dụ như dân tộc hoặc chủng tộc), hầu hết người đồng tính và song tính không được lớn lên trong một cộng đồng giống như họ nơi mà họ có thể học hỏi về nhận thực của họ và những người người củng cố và hỗ trợ nhận thực đó. Thay vào đó, người đồng tính và song tính thường lớn lên trong cộng đồng phớt lờ và công khai chống đối đồng tính.[5]
Tiểu thuyết Nháp của Nguyễn Đình Tú có yếu tố song tính luyến ái.[11]
- ^ Crompton, Louis (2003). Homosexuality and Civilization. Cambridge, Massachusetts: Belknap Press. ISBN 0-674-01197-X.
- ^ Bagemihl, Bruce (1999). Biological Exuberance: Animal Homosexuality and Natural Diversity. London: Profile Books, Ltd. ISBN 1-86197-182-6.
- ^ Roughgarden, Joan (tháng 5 năm 2004). Evolution's Rainbow: Diversity, Gender, and Sexuality in Nature and People. Berkeley, CA: University of California Press. ISBN 0-520-24073-1.
- ^ Driscoll, Emily V. (tháng 7 năm 2008). “Bisexual Species: Unorthodox Sex in the Animal Kingdom”. Scientific American.
- ^ a ă Rosario, M., Schrimshaw, E., Hunter, J., & Braun, L. (February 2006). Sexual identity development among lesbian, gay, and bisexual youths: Consistency and change over time. Journal of Sex Research, 43(1), 46–58. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2009.
- ^ http://www.aapa.org/clinissues/2007C03.pdf
- ^ a ă “Appropriate Therapeutic Responses to Sexual Orientation” (PDF). tr. 63, 86,. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2011.
sexual orientation identity—not sexual orientation—appears to change via psychotherapy, support groups, and life events
- ^ “What is Bisexuality?”. The Bisexual Index. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2011.
- ^ a ă Soble, Alan (2006). “Bisexuality”. Sex from Plato to Paglia: a philosophical encyclopedia 1. Greenwood Publishing Group. tr. 115. ISBN 978-0-313-32686-8. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Soble” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ a ă â b Rice, Kim (2009). “Pansexuality”. Trong Marshall Cavendish Corporation. Sex and Society 2. Marshall Cavendish. tr. 593. ISBN 978-0-7614-7905-5. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
In some contexts, the term pansexuality is used interchangeably with bisexuality, which refers to attraction to individuals of both sexes... Those who identify as bisexual feel that gender, biological sex, and sexual orientation should not be a focal point in potential relationships.
- ^ “Nếu nhà văn là người đồng tính...”. Sức khỏe đời sống. Ngày 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2009.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét