Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Phổ Hóa – Wikipedia tiếng Việt


Thiền sư Trung Quốc
Tam.jpg


Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng


Ngưu Đầu Thiền


Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư


  • Hi Thiên, Đạo Ngộ, Duy Nghiễm

  • Sùng Tín, Thiên Nhiên
    Đàm Thạnh, Đạo Ngô

  • Đức Sơn, Thiện Hội
    Thạch Sương, Lương Giới

  • Nghĩa Tồn, Nham Đầu, Thuý Nham

  • Vân Môn, Huệ Lăng, Huyền Sa

Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng


Lâm Tế tông


  • Lâm Tế Nghĩa Huyền

  • Huệ Nhiên, Hưng Hoá
    Định Thượng Toạ, Đồng Phong Am Chủ

  • Nam Viện Huệ Ngung

  • Phong Huyệt Diên Chiểu

  • Thủ Sơn Tỉnh Niệm

  • Thiện Chiêu, Quy Tỉnh

  • Thạch Sương, Huệ Giác, Pháp Viễn

  • Hoàng Long, Dương Kì

  • Tổ Tâm, Thủ Đoan

  • Ngộ Tân, Pháp Diễn

  • Huệ Khai, Viên Ngộ

  • Đại Huệ, Thiệu Long

Tào Động tông


  • Động Sơn

  • Tào Sơn, Long Nha, Đạo Ưng

  • Đạo Phi

  • Quán Chí

  • Duyên Quán

  • Cảnh Huyền

  • Nghĩa Thanh

  • Đạo Khải

  • Tử Thuần,Pháp Thành, Duy Chiếu,Tự Giác

  • Chính Giác, Thanh Liễu,Nhất Biện

  • Tông Giác, Huệ Huy,Tăng Bảo

  • Trí Giám,Sư Thể

  • Như Tịnh,Huệ Mãn

  • Hành Tú, Phúc Dụ, Văn Thái

  • Phất Ngộ, Văn Tài, TửNghiêm

  • Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng

  • Văn Tải, Tông Thư

  • Thường Thuận,Phương Niệm, Viên Trừng

  • Minh Tuyết,Tử Mai, Tri Giáo

  • Thông Giác

Quy Ngưỡng tông


Vân Môn tông


Pháp Nhãn tông


Dị Thiền Sư


Phổ Hoá (zh. pǔhuà 普化, ja. fuke), ?-860, cũng được gọi là Trấn Châu Phổ Hoá, là Thiền sư Trung Quốc dòng Mã Tổ Đạo Nhất, môn đệ của Thiền sư Bàn Sơn Bảo Tích. Sư nổi danh vì những hành động quái dị và những hành động này còn được ghi lại trong Lâm Tế lục.



Sau khi Bàn Sơn tịch, sư đến trợ giúp Lâm Tế hoằng hoá trong thời gian đầu. Khi việc đã xong, toàn thân biến mất không để lại dấu vết. Dòng Thiền của sư được Thiền sư người Nhật Tâm Địa Giác Tâm truyền sang Nhật với tên Phổ Hoá tông (ja. fukeshū)

Bàn Sơn sắp tịch, gọi đệ tử đến bảo: "Có người vẽ được chân dung ta chăng?" Tất cả môn đệ đều trình đã vẽ đến nhưng chẳng hợp ý Bàn Sơn. Sư liền ra thưa: "Con vẽ được." Bàn Sơn bảo: "Sao chẳng trình Lão tăng?" Sư liền lộn nhào rồi đi ra. Bàn Sơn liền bảo: "Gã này sau chụp gió chạy loạn đây."

Như Thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch tiên đoán trước, sư là người phụ giúp Lâm Tế Nghĩa Huyền hoằng hoá trong thời gian đầu tại Trấn Châu. Lâm Tế lục ghi lại nhiều giai thoại của sư với Lâm Tế. Một trong những câu chuyện thường được nhắc đến nhất là việc thiên hoá của Sư.


Một hôm sư ra giữa chợ hô hào xin người qua lại một cái áo dài. Ai cũng cho nhưng sư không vừa lòng. Lâm Tế nghe vậy liền khiến một vị đệ tử mua một chiếc quan tài. sư đến viện, Lâm Tế bảo: "Ta có cho ông cái áo dài rồi!" Sư bèn tự vác đi quanh chợ kêu lên rằng: "Lâm Tế làm cho tôi một cái áo dài rồi. Tôi qua cửa Đông Thiên hoá đây!" Mọi người đua nhau theo xem, sư bèn nói: "Hôm nay chưa, ngày mai ra cửa Nam thiên hoá!" Cứ như thế ba ngày thì không ai đi theo và đến ngày thứ tư, một mình sư ra ngoài thành, tự đặt mình vào quan tài, nhờ người đóng nắp lại. Tin đồn ra thì mọi người đổ xô lại, mở quan tài ra xem thì không thấy xác đâu, chỉ nghe trên không tiếng chuông văng vẳng xa dần.

Phổ Hoá tông (zh. pǔhuà-zōng 普化宗, ja. fuke-shū) là một nhánh thiền nhỏ không quan trọng tại Trung Quốc, được Thiền sư Phổ Hoá khai sáng trong thế kỉ thứ 9. Trong tông này, người ta thay thế việc tụng kinh niệm Phật bằng cách thổi sáo – cây sáo này được gọi là Xích bát (zh. 尺八, ja. shakuhachi).

Phổ Hoá tông được Thiền sư Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心, ja. shinchi kakushin, 1207-1298) truyền sang Nhật trong thời đại Liêm Thương (zh. 鐮倉, ja. kamakura). Các người theo tông này – phần lớn thuộc giới Cư sĩ – chu du khắp nơi, lúc nào cũng mang một cái nón tre che cả khuôn mặt và thổi sáo. Họ được gọi là "Hư vô tăng" (zh. 虛無僧, ja. komusō). Tông này sau bị cấm vì có nhiều hiệp sĩ (thị 侍, ja. samurai) vô chủ, lợi dụng chiếc nón tre che mặt che đậy tông tích, hành vi bất thiện.




  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.

Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét