Phong trào LGBT là phong trào đấu tranh của cộng đồng LGBT, gồm người đồng tính luyến ái, song tính luyến ái và Người chuyển giới để thúc đẩy sự công nhận Quyền LGBT về mặt luật pháp trong xã hội. Lịch sử đấu tranh giành quyền của những người LGBT (hoặc quyền người đồng tính) đã có từ rất lâu. Nhiều cộng đồng đã phối hợp với nhau hoặc độc lập trong nhiều hoạt động khác nhau như phong trào giải phóng người đồng tính, quyền phụ nữ đồng tính và các hoạt động của người hoán tính/chuyển đổi giới tính. Không có tổ chức nào là đại diện của tất cả những người LGBT trên thế giới tuy nhiên InterPride hầu như là tổ chức điều phối các hoạt động lễ hội quốc tế về niềm tự hào của cộng đồng này.
Mục tiêu chung là đòi bình đẳng cho người LGBT; xây dựng cộng đồng LGBT, đấu tranh để công nhận hôn nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính, quyền nhận con nuôi, quyền đối xử bình đẳng và chống phân biệt đối xử trong các chính sách về giáo dục, y tế, bảo hiểm, quân đội... đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới về mặt luật pháp.[1] Phong trào LGBT ngày nay bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như các hoạt động văn hóa, vận động hành lang chính trị, diễu hành đồng tính; các nhóm hỗ trợ và hoạt động xã hội; tạp chí, phim ảnh và văn học; nghiên cứu và báo cáo; và cả các hoạt động kinh doanh.
Phong trào LGBT trên thế giới
Tháng 6/2011, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua tuyên bố về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên toàn cầu. Tuyên bố khẳng định "mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân cách và quyền lợi, và mọi người đều xứng đáng có được tự do và quyền lợi mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào". 96 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký tên ủng hộ nghị quyết công nhân quyền của người đồng tính, 44 nước không ủng hộ cũng không phản đối quyền của người đồng tính, 57 nước ký tên phản đối quyền của người đồng tính (hiện còn 54 nước vì có 3 nước đã chuyển sang ủng hộ quyền của người đồng tính.[2][3][4][5][6][7][8]
Trong ngày 27/1/2013, hàng trăm ngàn người Pháp đã xuống đường ủng hộ hôn nhân đồng giới được Chính Phủ thông qua. Chỉ riêng thủ đô Paris, theo số liệu của cảnh sát là 125.000 người còn theo số liệu của các nhà tổ chức là 400.000 người đã xuống đường để hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ ủng hộ. Tại các địa phương khác, tổng số người tham gia hoạt động này là khoảng 100.000 người.[9]
Ngày 30/6/2013, sau khi Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới, nhiều người Mỹ đã ra đường để ủng hộ người đồng tính. Riêng tại thành phố New York, Hãng thông tấn AP ước tính có khoảng hai triệu người tham gia diễu hành vì quyền của người đồng tính. Nhiều cuộc diễu hành cũng được tổ chức tại San Francisco, Chicago, Seattle, Minneapolis,Venezuela, Costa Rica, Colombia và nhiều nơi khác trên khắp Châu Mỹ.[10]
Ngày 26/06/2015, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ. Ngay lập tức, trên các phương tiện truyền thông: báo đài, truyền hình, mạng xã hội... nhiều người dân Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với người đồng tính. Nhiều chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân cũng thể hiện sự vui mừng trước bước tiến triển mới về những nỗ lực cho cộng đồng LGBT. Mạng xã hội facebook lập ra ứng dụng đổi hình đại diện sang màu cầu vồng sáu sắc mang tên "Celebrate Pride" để thể hiện sự ủng hộ đối với người đồng tính. Sau 4 ngày, gần 30 triệu tài khoản đã thay đổi hình đại diện sang biểu tượng cầu vồng để ủng hộ hôn nhân đồng giới. Thống kê của Facebook cho biết các hình ảnh ủng hộ hôn nhân đồng giới đã nhận được hơn 500 triệu lượt like sau 4 ngày. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã tham gia phong trào này.[11][11][12] Nhiều quốc gia trên thế giới cũng tổ chức nhiều phong trào diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới. Theo tờ Daily Mail ước tính có khoảng 950.000 người đã tham gia vào các sự kiện ủng hộ người đồng tính trong vài tuần trên khắp thế giới[13]. Tại Anh, 30.000 ngàn người đã xuống đường phố London diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới, lá cờ cầu vồng được treo 1 tuần trên nóc Văn phòng Nội các Westminster (trung tâm London) để chào mừng sự kiện.[14]. Tại Nhật Bản, đã có khoảng 3.000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Tokyo để kêu gọi Chính phủ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.[15].
Sau khi Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, Tim cock - CEO (giám đốc điều hành) của Tập đoàn Apple đã công khai mình là một người đồng tính. Ông đã dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 8.000 nhân viên Apple xuống đường tuần hành với cờ lục sắc để ăn mừng sự kiện.[16].
Tại thành phố Toronto, Canada, Pride week là 1 trong những lễ hội đồng tính lớn nhất trên thế giới diễn ra thường niên và nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố. Sự kiện thu hút 500000 đến 1 triệu người tham gia mỗi năm và được coi là một trong những lễ hộ văn hóa lớn nhất Bắc Mỹ. Lễ hội năm 2009 đã thu hút 1 triệu người tham dự và đem về cho thành phố 136 triệu đôla Canada. Lễ hội năm 2012 thu hút 1,2 triệu người tham dự. Lễ hội năm 2014 đem về 791 triệu đôla Canada cho thành phố. Pride week đã nhận giải "sự kiện hàng đầu" của giải thưởng Top Choice Award năm 2008.[17][18][19][20][21]
Tháng 10 năm 2013 tại Singapore đã ghi nhận một con số kỷ lục khi có tới 21.000 người đã có mặt tại ngày hội Pink Dot để ủng hộ những người đồng tính ở nước này. Với khẩu hiệu “Tự do để yêu thương”, các nhà tổ chức sự kiện này muốn nâng cao nhận thức của người dân về quyền được yêu của mỗi người, bất kể xu hướng giới tính của họ.[cần dẫn nguồn]
Lẽ diễu hành đồng tính đầu tiên tại Đài Bắc năm 2003 có 500 người tham dự, nhưng đến năm 2013 đã có 78000 người tham dự, trở thành lễ diễu hành đồng tính lớn nhất Đài Loan từ trước tới nay. Nhiều sự kiện và hội thảo quốc tế về LGBT cũng được tổ chức trong dịp này.[22] Lễ diễu hành đồng tính năm 2007 tại Madrid, Tây Ban Nha có 2,3 triệu người tham dự. Sự kiện nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố, vùng và nhà nước.[23] Lễ diễu hành đồng tính tại Cologne,Đức năm 2002 có 1,2 triệu người tham dự.[24]
Tháng 11/2015, 10.000 người đã có buổi diễu hành quy mô lớn nhất ở Hồng Kông để ủng hộ hôn nhân đồng tính[25]. Cùng thời điểm, tại Đài Loan cũng có cuộc tuần hành kỷ lục với 78.000 người để ủng hộ hôn nhân đồng giới và cộng đồng LGBT[26].
Phản đối phong trào LGBT từ phía đối lập
- Năm 2012, trên 100.000 người ở Pháp tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Ít nhất 70.000 người biểu tình đã tràn ra các đường phố ở thủ đô Paris, số còn lại tập trung tại các thành phố Lyon, Toulouse và Marseille. BBC dẫn lời một người biểu tình ở Paris cho biết: “Một đứa trẻ cần cả một người cha và một người mẹ, nếu dự luật hợp pháp hôn nhân đồng tính được thông qua thì trẻ em chỉ còn có cha hoặc mẹ. Đây là điều trái với lẽ tự nhiên, vì thế chúng tôi phản đối dự luật này”[27]
- Năm 2013, khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Paris để tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính. Người biểu tình tuyên bố rằng một đứa trẻ chỉ có thể lớn lên lành mạnh nếu có cả mẹ và cha.[28]
- Sau khi tổ chức từ năm 1990, tới năm 2015, diễu hành đồng tính đã bị cấm bởi cảnh sát Hàn Quốc. Sau những phản đối từ các nhóm Thiên Chúa giáo, ngày 30 tháng 5, cảnh sát Hàn Quốc đã đưa ra một thông báo cấm diễu hành đồng tính dựa trên Điều 8 của Luật về hội họp và biểu tình, theo đó cấm các cuộc diễu hành vì bất tiện cho người đi bộ và phương tiện giao thông[29]
- Năm 2015, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán một đoàn diễu hành đồng tính ở Istabul sau khi có lệnh cấm của thị trưởng được ban bố nhân tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo[30]
- Tại Úc, những người biểu tình phản đối hôn nhân đồng giới đã tụ tập tại Sydney cho một cuộc biểu tình phản đối.[31]
- Tại Mexico, khoảng 5.000 đến 10.000 người đã xuống đường phố Guadalajara, thủ phủ của tiểu bang Mexico tây Jalisco để phản đối hôn nhân đồng tính và việc nhận con nuôi của những người đồng tính bởi một nhóm tên là Jalisco, được hỗ trợ bởi Đức hồng y Francisco Robles Ortega - Tổng Giám mục Công giáo của Guadalajara.[32]
- Tại Italy, khoảng 300.000 tới 1 triệu người đã tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính tại Quảng trường San Giovanni ở Rome. Những người biểu tình cho biết họ tham gia cuộc biểu tình nhằm bảo vệ những giá trị của gia đình truyền thống chống lại sự ảnh hưởng của phong trào đồng tính[33]
- Tại Serbia, năm 2011, chính phủ nước này đã quyết định sử dụng cảnh sát để ngăn chặn một cuộc diễu hành đồng tính được dự kiến tổ chức. Cảnh sát đã bắt giữ sáu người ở Belgrade. Trong khi một số người nói rằng chính quyền Serbia đã cấm diễu hành đồng tính một cách thô bạo là đầu hàng những nhóm côn đồ, nhiều người Serbia tỏ ra hạnh phúc khi những "giá trị truyền thống" đã giành chiến thắng[34].
Nối tiếp Nga, một loạt các nước Đông Âu đã đưa ra các dự thảo luật cấm tuyên truyền đồng tính tương tự như Nga, bao gồm: Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Ukraine, Bulgaria. Tuy nhiên sau đó, luật này bị quốc hội hoặc chính phủ các nước Lativia, Ukraine, Armenia bãi bỏ, trong khi đã được thông qua tại Lithuania (tháng 2/2014)[35], Kazakhstan (tháng 2/2015)[36], Moldova (tháng 7/2013)[37], Kyrgyzstan (tỷ lệ 90 thuận - 2 chống)[38].
Năm 2014, tại "Diễn đàn gia đình quốc tế", được tổ chức tại Moscow, các đại diện của Ukraine, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và cả đại diện cho các lực lượng cực đoan từ Mỹ, đã tham gia vào sự kiện này. Các hội nghị lên đến đỉnh điểm với một lời kêu gọi ban hành một lệnh cấm trên toàn thế giới đối với tuyên truyền LGBT[39] Chủ tịch Đảng AFD (Đức) cũng lên tiếng đề nghị áp dụng luật chống tuyên truyền đồng tính tại Đức [40]
Tại Nga
Luật chống "tuyên truyền đồng tính"
Sau khi Hoa Kỳ hôn nhân đồng giới, thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đưa ra tuyên bố “sẽ phổ biến thành tựu này của Hoa Kỳ ra khắp thế giới”. Tổng lãnh sự của Đại sứ quán Mỹ ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã cùng nhóm người ủng hộ hôn nhân đồng giới tiến hành cuộc diễu hành đồng tính. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phải sử dụng đến súng phun nước và hơi cay để dẹp đám người này. Nhận xét về tuyên bố của ông John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề gia đình, phụ nữ và trẻ em, bà Yelena Borisovna Mizulina, nói: “Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Hoa Kỳ là công việc nội bộ của họ. Nhưng người Mỹ không nên áp đặt ý định này cho các nước khác”.[41].
Nước Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới [42]. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin.[43] Khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[44] Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moscow và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình và cho rằng muốn sử dụng ngày này trong chiến dịch bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống chống lại sự tuyên truyền của phong trào LGBT[45].
Theo báo Một thế giới, tại Nga có đến 80% dân số là tín đồ của Nhà thờ Công giáo Orthodox, vốn có chủ trương bài trừ người đồng tính một cách cực đoan. Mặc dù đã ban hành chính sách cấm tuyên truyền hôn nhân đồng tính nhưng ông Putin hứa rằng người đồng tính quốc tế đến Nga tham dự thế vận hội sẽ không bị phân biệt đối xử, kèm theo một lời nhắc nhở “Để lũ trẻ yên”, là một đòn vừa đánh vừa xoa đối với cộng đồng đồng tính. Tóm lại, theo báo Một thế giới, có thể nói rằng việc Putin thông qua bộ luật là một nước cờ chính trị nhằm vận động số đông lực lượng bảo thủ ở Nga, vốn ủng hộ Nhà thờ Orthodox và chính quyền của Putin.[46]
Năm 2013, Trung tâm nghiên cứu công luận Nga (VCIOM) đã khảo sát thái độ của người dân Nga về bộ luật cấm tuyên truyền về đồng tính và hôn nhân đồng tính của chính phủ Nga. Kết quả cho thấy tuyệt đại đa số người dân Nga đã ủng hộ bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính do chính phủ đề ra (tỷ lệ ủng hộ đạt tới 88%), chỉ có 7% người Nga phản đối bộ luật này. 54% người Nga tin rằng đồng tính luyến ái nên bị cấm hoặc thậm chí phải bị truy tố, chỉ có 9% cho rằng đồng tính luyến ái không nên bị cấm hoặc hạn chế. Thái độ của người dân Nga đối với đồng tính nhìn chung là tiêu cực hơn so với 2006[47]
Hậu quả của đạo luật và sự lên án của Liên hợp quốc và các nước
Sau khi luật "cấm tuyên truyền đồng tính" có hiệu lực ở Nga, ở Nga ngày càng xảy ra nhiều vụ tra tấn và giết hại người LGBT, đặc biệt có những vụ công khai có sự cấu kết của cảnh sát Mat-xcơ-va. Điển hình là nhóm tội phạm Occupy Pedophilia gồm 9 tên chuyên dụ dỗ các thiếu niên đồng tính Nga, lừa cho họ tin rằng đang đến một "buổi hẹn hò" sau đó bắt cóc đưa đến một căn hộ hoặc một khu đất rồi tra tấn và hạ nhục, đồng thời quay chụp lại toàn bộ quá trình cùng hình ảnh các nạn nhân dính đầy máu đăng tải lên mạng Youtube.[48][49][50][51] Tổ chức theo dõi Nhân quyền quốc tế đã ghi nhận sự gia tăng làn sóng kỳ thị, phân biệt đối xử, quấy rối, sách nhiễu và các cuộc tấn công bạo lực đối với cộng đồng LGBT và các nhà hoạt động đồng tính tại Nga kể từ sau khi đạo luật này được thông qua[52].
Đạo luật này của Putin đã bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới lên án mạnh mẽ khi đã gián tiếp gây ra hàng loạt những vụ tấn công đẫm máu nhắm vào cộng đồng LGBT. Hơn 200 nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên khắp thế giới như danh ca Madonna, Debbie Harry, diễn viên Susan Sarandon, nhà văn Gunter Grass, Orhan Pamuk, đại văn hào Đức Gunter Grass, nhà thơ Ấn Độ Salman Rushdie, thi sĩ nữ Canada Margaret Atwood, tiểu thuyết gia người Mỹ Jonathan Franzen, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, cùng nhiều nhà văn tên tuổi khác như Neil Gaiman, Wole Soyinka, Elfriede Jelinek, Ian McEwan, Carol Ann Duffy, Julian Barnes… đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ đăng tải trên tờ Guardian (Anh) để phản đối đạo luật này của Nga. Bức thư đã viết: “Chính sách này sẽ bóp chết sự sáng tạo, đẩy giới văn sĩ chúng tôi vào tình trạng rủi ro”.[53]. Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 50 thành phố trên toàn thế giới để phản đối luật "tuyên truyền đồng tính" của Nga [54].
Các đại diện ngoại giao cấp cao của Đức và Liên minh Châu Âu, Australia, Canada... cũng lên tiếng phản đối rằng đạo luật này của Nga đi ngược lại quyền con người và củng cố phân biệt đối xử, kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế như Công ước Châu Âu về nhân quyền mà Nga đã ký.[55]. Tổng thống Đức Joachim Gauck từ chối tham dự Thế vận hội mùa đông tại Sochi để lên án hành động vi phạm nhân quyền của Nga[56], thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ quan ngại về sự phát triển của nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin bao gồm cả việc đối xử với cộng đồng người đồng tính, hai bộ trưởng nội các của Đức đã phát biểu rằng Putin đã biến sự lãnh đạo đất nước mình thành "chế độ độc tài hoàn hảo"[57]]. Ngoại trưởng Australia lên án đạo luật này: "Australia tin rằng nhân quyền là vấn đề phổ quát, không phân biệt đối với tất cả mọi người, bất kể định hướng tình dục và bản dạng giới, đều được quyền tôn trọng về phẩm giá và bảo vệ trước pháp luật. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga hủy bỏ đạo luật này, tôn trọng các cam kết của Nga mà gần đây nhất là tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva (Thụy Sĩ) vào tháng 4/2013.'"[58]. Hơn 320.000 người tại Thụy Sĩ đã cùng nhau ký vào Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) để phản đối quan điểm của Nga về hôn nhân đồng giới và tẩy chay Thế vận hội Sochi. Tại Quảng trường Whitehall - trung tâm thủ đô London của Anh, 1.000 người đã tham gia biểu tình chống lại đạo luật "tuyên truyền đồng tính" của Nga[59].
Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua một án lệ rằng bộ luật chống "tuyên truyền đồng tính" của Nga là bộ luật kỳ thị, vi phạm các quyền cơ bản về tự do ngôn luận và vi phạm hiến pháp, đồng thời cũng vi phạm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà chính Nga đã ký kết với hai tội: vi phạm "quyền tự do phát biểu" và "phân biệt đối xử".[60]. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã lên án đạo luật này của Nga là đạo luật phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền của trẻ em đồng tính được tiếp cận những thông tin thích hợp, rằng "đạo luật này đã hình thành cơ sở cho hành vi sách nhiễu thường xuyên, thậm chí giam giữ tùy tiện, và giúp tạo ra một không khí sợ hãi cho bất cứ ai hoạt động thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới".[61]. Một nhóm các chuyên gia của Liên hiệp quốc đã gửi thông báo cho Chính phủ Nga yêu cầu xem xét loại bỏ đạo luật chống "tuyên truyền đồng tính" hình thành trên cơ sở vi phạm nhân quyền. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc cho biết: "Đạo luật "Cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái" của Nga không chỉ trừng phạt những người tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản ở những người LGBT mà còn hủy hoại các quyền của trẻ em trong việc truy cập thông tin sức khỏe liên quan để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần."[62].
Phản ứng của người Nga với bộ luật
Trước khi bộ luật ra đời, Luật cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái đã hoạt động tại Saint Petersburg và nhiều khu vực khác của Nga, đặc biệt là ở các vùng Arkhangelsk, Ryazan, Kostroma, Novosibirsk và Kaliningrad[63] Khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[44]
Ngày 23/9/2014, trả lời một đơn khiếu nại, Tòa án Hiến pháp Liên bang Nga đã phán quyết Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính không vi phạm hiến pháp Nga và nó sẽ được thực thi[64].
Cuối năm 2015, Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã đề xuất một dự luật về những hành vi phạm tội mới trong lĩnh vực đạo đức xã hội, xâm phạm cơ cấu xã hội truyền thống. Phó Chủ tịch của Ủy ban Duma Quốc gia Nga về Tài nguyên Thiên nhiên, ông Ivan Nikitchuk và Phó chủ tịch Ủy ban Quốc hội về các chính sách kinh tế Nikolay Arefiev (cả hai đều là Đảng viên Đảng Cộng sản Liên bang Nga) đã giới thiệu dự luật giải thích rõ hơn về bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính. Theo đó, các hành vi tình dục phi truyền thống công khai, thể hiện sở thích tình dục lệch lạc ở những nơi công cộng sẽ bị phạt tiền 4.000-5000 rúp. Và nếu hành vi diễn ra trong các cơ sở giáo dục, các tổ chức văn hoá, cơ quan chính phủ thì sẽ bị bắt giam đến 15 ngày. Dự luật được giới thiệu sẽ được tập trung vào việc tăng cường đạo đức công cộng của người Nga. Ivan Nikitchuk phát biểu: "Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề cấp thiết, vì nó ảnh hưởng đến các tệ nạn xã hội của xã hội chúng ta và việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - Thật không may, Luật Liên bang quy định "Về bảo vệ trẻ em khỏi những thông tin có hại cho sức khỏe và sự phát triển của họ, trong đó nghiêm cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái" được chứng minh là không đủ hiệu quả, vì vậy chúng tôi đề xuất một biện pháp mới." Ông Nikitchuk chắc chắn rằng đồng tính luyến ái là một mối đe dọa rất lớn cho mọi người bình thường, có thể ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ con cháu của mỗi người[65]
Đại biểu Hội đồng lập pháp của Saint Petersburg, Vitaly Milon, đã gửi thư cho quốc hội của Cộng hòa Donetsk và Lugansk với một đề nghị họ thúc đẩy một đạo luật đặc biệt cấm tuyên truyền về quan hệ tình dục phi truyền thống. Ông nói rằng: "Các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk có cơ hội để tạo ra luật pháp mà sẽ đáp ứng đầy đủ các truyền thống văn hóa và các giá trị truyền thống của dân tộc Nga". Ông không loại trừ rằng pháp luật của Cộng hòa Donetsk và Lugansk sẽ chống lại tuyên truyền LGBT còn mạnh mẽ hơn ở Nga. Đặc biệt, luật có thể ngăn cấm việc tuyên truyền quan hệ tình dục phi truyền thống không chỉ trong thanh thiếu niên mà còn giữa các công dân trưởng thành.[66]
Trả lời phỏng vấn đài CBS, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng: "Vấn đề của người đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt... Tôi không thấy bất cứ điều gì phản dân chủ trong hành vi pháp lý này. Tôi tin rằng chúng ta nên để trẻ em sống trong yên bình. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ em một cơ hội để phát triển, giúp trẻ em nhận ra mình là ai và có quyền đưa ra quyết định cho mình. Trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống? Đó là điều duy nhất tôi muốn nói"[67] Ông Putin cho rằng việc phân biệt đối xử đối với những người đồng tính là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số nước Nga, "người châu Âu đang chết dần (do già hóa dân số)... và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em", "chúng ta có sự lựa chọn cho riêng nước Nga, và chúng ta đã làm thế vì đất nước của mình"[68].
Nhà nghiên cứu Alexander Lapin giải thích tại sao lại cần thiết để cấm việc tuyên truyền đồng tính luyến ái[69]:
- Mục đích của những người ủng hộ hành vi biến thái tình dục - đó là làm suy yếu hệ thống miễn dịch của quốc gia...
- Điều gì là tốt và những gì là xấu? Gia đình là gì? Quê hương là gì? Trẻ em nên nhận được một thông điệp rõ ràng về gia đình thông qua các phương tiện truyền thông, rằng mục tiêu cuộc sống của các em - là xây dựng một gia đình, phục vụ cộng đồng, sinh sản ra thế hệ tương lai cho Tổ quốc. Do đó, việc thúc đẩy đồng tính luyến ái, cũng như bất kỳ hình thức khác của sự vô đạo đức và trụy lạc tình dục là không tương thích với sự hồi sinh của nước Nga. Điều này là trái với bản chất của đạo đức và tinh thần yêu nước truyền thống.
- Trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang, Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ ưu tiên trong chính sách nội bộ là thúc đẩy lòng yêu nước, đạo đức và các giá trị gia đình. Nước Nga đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, mà cuối cùng có thể gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các quốc gia. Đó không chỉ là tham nhũng và một nền kinh tế kém hiệu quả. Đó còn là suy giảm dân số, suy thoái tinh thần và đạo đức, cũng như sự hỗn loạn về lý tưởng cống hiến. Vì vậy, để xây dựng một nhà nước mạnh, có sức cạnh tranh tốt, chúng ta cần phải có, trước hết, các định hướng đạo đức cho xã hội và gia đình... Các vấn đề an ninh thông tin của nhà nước phải được hướng dẫn bởi một mục tiêu chung - bảo vệ trẻ em và tổ chức của gia đình truyền thống như các giá trị tối cao
- Việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm LGBT ở Nga có sự tiếp sức từ bàn tay của các nhà tài trợ phương Tây. Không phải ngẫu nhiên khi Hillary Clinton cho biết rằng Mỹ sẽ "bảo vệ quyền lợi người đồng tính trên toàn thế giới". Nước Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung rất thích chiêu bài "bảo vệ các nhóm thiểu số" (tôn giáo, dân tộc, chính trị, xã hội và tình dục), qua đó Mỹ ngầm làm giảm đi bản sắc của các dân tộc, chế giễu lịch sử và văn hóa của họ. Và đồng tính luyến ái - được coi là "nét đẹp văn hóa", thay vì sự lệch lạc. Tất cả vì một mục tiêu - làm suy yếu hệ thống miễn dịch của quốc gia.
- Điều 55 của Hiến pháp Nga viết: "Quyền và tự do của công dân có thể bị giới hạn bởi luật liên bang nếu điều đó là cần thiết để bảo vệ trật tự hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, quốc phòng và an ninh quốc gia". Điều 11 của Công ước Quốc tế về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản viết: "Việc thực hiện các quyền này không bị giới hạn, ngoại trừ những quy định của pháp luật trong một xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng, để phòng ngừa các rối loạn hoặc tội ác, để bảo vệ sức khỏe, đạo đức hoặc bảo vệ các quyền và tự do của người khác." Vì vậy, nó chỉ ra rằng ở Liên bang Nga, mà chính thức là một nền dân chủ, bộ luật là cần thiết và được xây dựng trên lợi ích và nhu cầu của đa số nhân dân. Và đa số các công dân Nga đã ủng hộ của luân lý, đạo đức và các giá trị gia đình truyền thống.
Một số tên tuổi lớn nhất trong làng giải trí của Nga, bao gồm Dima Bilan, Philipp Kirkorov và Nikolay Baskov thì lên tiếng phản đối bộ luật.
Vào tháng Hai năm 2012, ban nhạc nữ Pussy Riot đã có buổi biểu diễn đầy tranh cãi tại một nhà thờ ở Moscow, qua đó họ phản đối chính sách đàn áp người đồng tính của Tổng thống Vladimir Putin. Vài tuần sau buổi biểu diễn, ba thành viên của ban nhạc đã bị bắt và bị buộc tội "" có hành vi côn đồ thúc đẩy bởi lòng căm thù tôn giáo", vụ bắt giữ đã gây ra phong trào phản đối toàn cầu đối với chính phủ Nga [70].
Tham khảo
- Chú thích
- Thư mục
- Barry D. Adam. The Rise of a Gay and Lesbian Movement. Revised edition. New York: Twayne Publishers, 1995. ISBN 0-8057-3864-9
- Robert Aldrich, (ed.) Gay Life and Culture: A World History. London: Thames & Hudson, 2006.
- William E. Burleson. Bi America: Myths, Truths, and Struggles of an Invisible Community. United Kingdom: Routledge, 2005. ISBN 978-1-56023-479-1
- Richard C. Cante. Gay Men and the Forms of Contemporary US Culture. London: Ashgate Publishing, 2009. ISBN 0-7546-7230-1
- Thomas C. Caramagno. Irreconcilable Differences? Intellectual Stalemate in the Gay Rights Debate. Westport, CT: Praeger, 2002. ISBN 0-275-97721-8
- David Carter [MA]. Stonewall: the riots that sparked the Gay revolution; New York, NY; St Martin's Press; 2004. ISBN 0-312-20025-0
- Margaret Cruikshank. The Gay and Lesbian Liberation Movement. New York: Routledge, Chapman and Hall, 1992. ISBN 0-415-90648-2
- Martin Duberman. Stonewall. New York: Plume, 1994. ISBN 0-452-27206-8
- David Eisenbach. Gay Power: An American Revolution. New York: Carroll & Graf, 2006. ISBN 0-7867-1633-9
- Brian J. Frederick. "'Delinquent boys': Toward a new understanding of 'deviant' and transgressive behavior in gay men. Critical Criminology, 21(4):10.1007/s10612-013-9230-3
- Marcia Gallo. Different Daughters: A History of the Daughters of Bilitis and the Rise of the Lesbian Rights Movement. New York:Seal Press, 2007. ISBN 978-1-58005-252-8
- Scott Gunther. The Elastic Closet: A History of Homosexuality in France, 1942–present New York: Palgrave-Macmillan, 2009. ISBN 0-230-22105-X. Book about the history of homosexual movements in France.
- Warren Johansson and William Armstrong Percy, Outing: Shattering the Conspiracy of Silence. New York and London: Haworth Press, 1994.
- John Lauritsen and David Thorstad. The Early Homosexual Rights Movement (1864–1935). Revised edition. 1974; Ojai, CA: Times Change Press, 1995. ISBN 0-87810-041-5
- Neil Miller. Out of the Past: Gay and Lesbian history from 1869 to the present. New York, NY; Alyson Books; 2006. ISBN 978-1-55583-870-6
- Robyn Ochs and Sarah Rowley. Getting Bi: Voices of Bisexuals Around the World. Second Edition. Boston: Bisexual Resource Center, 2009. ISBN 978-0-9653881-5-3
Đọc thêm
- Understanding Sexual Orientation and Gender Identity
- Gay Civil Rights Organizations around the World
- Guide to the Alan Klein collection of archival material related to the Gay-rights movement, housed in the Fales Library at NYU
- Gallagher, John & Chris Bull, , Perfect Enemies, 1996, Crown, 300 pp.
- Milligan, Don, The Politics of Homosexuality (1973)
- Norton, Rictor, "The Suppression of Lesbian and Gay History", February 12, 2005, updated April 5, 2005.
- Percy, William A., Review of "Before Stonewall: Activists for Gay and Lesbian Rights", November 22, 2005. Accessed on 18 June 2006.
- Gerald Schoenewolf, "Gay Rights and Political Correctness: A Brief History"
- Spitzer, RL, "The diagnostic status of homosexuality in DSM-III: a reformulation of the issues."[liên kết hỏng] Am J Psychiatry. 1981 Feb;138(2):210-5.
- Antidiscrimination Legislation, April 1999, a worldwide summaryPDF (53.5 KB) IGLHRC
- On the Eve of Pride: Are We Going the Right Way? (2009)
- International Gay and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC)
- Gay Rights Community Center (USA)
- Good As You "Gay & Lesbian Activism With A Sense of Humor"
- The Prague Post – New era for gay rights movement in the Czech Republic
- "Is That All There Is?: More to Gay Rights Than Marriage", The Indypendent, July 4, 2003
- "Police Brutality Strikes Fifth Anniversary of Sylvia Rivera Law Project" Indymedia, September 27, 2007
- History of Gay Bars in New York City
- Palestine and gay rights
- The Gay Civil Rights Movement Media Feed
- The Christian Democrats of America: position regarding Gay Rights
- Gay Rights Movement Confronts Teen Suicides, Homophobic Electioneering and Violent Attacks – video report by Democracy Now!
- LGBT at UB This collection covers the LGBT clubs and community at the University at Buffalo in the 70s, during which the first LGB club was founded on campus, and into the 80s, and 90s. This collection will continue to grow to encompass more items from these decades and in time will include the 2000s.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét