Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Đại hội Thể thao Đông Nam Á – Wikipedia tiếng Việt


Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay South East Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.





Đại hội Thể thao Đông Nam Á khi đó gọi là Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games), được tổ chức ở Bangkok năm 1959. Đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức sau khi Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games Federation) được thành lập vào năm 1958. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, đại biểu đến từ các nước ở bán đảo Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á 1958 tại Tokyo, Nhật Bản đã họp và thống nhất thành lập một Đại hội thể thao. Tên gọi SEAP Games khi đó được đặt bởi ông Luang Sukhum Nayaoradit, người mà sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan. Lý do đề nghị đưa ra thành lập một đại hội thể thao khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đại hội thể thao Bán Đảo Đông Nam Á (khi đó được gọi tắt là SEAP Games) lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12 đến 17 tháng 12 năm 1959 tại Bangkok, Thái Lan. Đại hội lần đầu chỉ có số thành viên tham dự tương đương số lượng của một đoàn thể thao của một nước ngày nay, 527 quan chức và vận động viên. Tham dự đại hội có 6 nước thành viên của Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á: Myanmar, Malaysia, Lào, Singapore, Thái Lan, miền Nam Việt Nam. Số lượng môn thi đấu cũng rất khiêm tốn, chỉ có 12 môn.

SEAP Games lần thứ hai ở Myanmar được tổ chức rất tưng bừng từ ngày 11 đến 16/12/1961. Số lượng người tham dự đại hội đã đông hơn lần đầu, 800 vận động viên thi đấu ở 13 môn thể thao.

Việc đăng cai tổ chức SEA Games được trao cho các nước thành viên theo thứ tự vần chữ cái, nên tới năm 1963, Campuchia đến lượt đăng cai. Tuy nhiên quốc gia này không đủ điều kiện để làm chủ nhà. Lào, nước tiếp theo trong danh sách, cũng khó khăn về tài chính nên SEAP Games 3 được trao cho Malaysia tổ chức vào năm 1965.

Sau khi Campuchia tiếp tục khước từ đăng cai SEAP Games 4 năm 1967, Bangkok đã lần thứ hai trở thành chủ nhà của đại hội. Lúc này, số môn thi đã được tăng lên 16.

Theo thứ tự, miền Nam Việt Nam phải là chủ nhà của SEAP Games kế tiếp, nhưng đã thoái thác vì những lý do nội bộ. Rangoon (Myanmar) đã tổ chức thành công SEAP Games 5 với 15 môn thi vào năm 1969.

SEAP Games 6 diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) vào năm 1971. Năm 1973, Singapore đăng cai SEAP Games 7 với sự tham gia của gần 1.000 quan chức và vận động viên.

Năm 1975, những biến động về chính trị ở bán đảo Đông Dương đã khiến cho SEAP Games 8, được tổ chức ở Thái Lan, chỉ hội tụ được 4 quốc gia thành viên. Trước tình hình này, Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á quyết định mở rộng thành phần bằng cách kết nạp thêm một số thành viên mới: Indonesia, Philippines và Brunei. Kể từ năm 1977, đại hội tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) được mang tên SEA Games lần thứ 9.

Với cơ sở vật chất dồi dào và lực lượng vận động viên hùng hậu, thành viên mới Indonesia nhanh chóng đảm nhận việc đăng cai tổ chức SEA Games 10 tại Jakarta từ 21 đến 30/9/1979. Tiếp đó, Philippines giữ vai trò chủ nhà SEA Games 11 vào năm 1981.

SEA Games 12 được tổ chức tại Singapore, từ 18/5 đến 6/6/1983, với nhiều kỷ lục mới trong đó có hai kỷ lục châu Á về chạy tiếp sức 4 x 100 m nam và bơi 800 m tự do nữ. SEA Games 13 trở lại Bangkok (Thái Lan).

Số lượng môn thi tăng vọt lên con số 28 tại SEA Games 14 ở Jakarta, Indonesia, và lượng người tham dự cũng đạt con số kỷ lục, so với các kỳ đại hội trước đó: 3.000 quan chức và vận động viên.

SEA Games 15 được tổ chức từ 20 đến 31/8/1989 tại Kuala Lumpur (Malaysia) với 9/10 quốc gia tham dự và được coi là Đại hội Thể thao Đông Nam Á lớn nhất cho tới thời điểm đó. Sự tham gia trở lại của Lào và Việt Nam sau 16 năm gián đoạn đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực. SEA Games 15 đồng thời cũng là một điển hình của sự thành công về mặt tài chính. Theo quy định, toàn bộ lợi nhuận và tài chính thu được từ việc tổ chức SEA Games thuộc về nước đăng cai đại hội. Ban tổ chức SEA Games 15, Malaysia, đã rút kinh nghiệm từ Olympic Los Angeles 1984 và thu lợi 4,5 triệu ringgit. Đây cũng là đại hội lần tiên có tổ chức rước đuốc.

Philippines là chủ nhà của SEA Games 16, diễn ra từ 24/11 đến 5/12/1991, với số lượng người tham dự là 4.037 và số môn thi đấu là 28.

Với cơ sở hạ tầng hàng đầu châu Á và trình độ tổ chức tuyệt vời, Singapore đã đăng cai SEA Games 17 rất thành công với những con số kỷ lục: 29 môn thể thao, 4.511 người tham dự, hơn 2.000 phóng viên báo chí theo dõi và đưa tin. Sự hiện đại hoá các địa điểm thi đấu, mạng lưới thông tin liên lạc hoàn hảo, lễ khai mạc, bế mạc độc đáo và đầy ấn tượng đã nâng cao uy tín của quốc đảo này trong lịch sử tổ chức SEA Games.

Lần đầu tiên SEA Games không được tổ chức tại thành phố thủ đô của nước đăng cai là SEA Games 18. Đại hội đã diễn ra ở Chiang Mai, một thành phố có 700 tuổi đời ở phía Bắc Thái Lan. Đây cũng là lần đầu tiên cả 10 quốc gia ASEAN cùng tham dự với 4.306 quan chức và vận động viên tham dự 28 môn thi đấu.

SEA Games 19 diễn ra tại Indonesia với sự tham dự của cả 10 quốc gia Đông Nam Á, 34 môn thể thao và 440 bộ huy chương. Nước chủ nhà dẫn đầu chung cuộc với 194 huy chương vàng.

SEA Games 20, đại hội thể thao khu vực cuối cùng của thế kỷ 20 được tổ chức tại Brunei, quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á, nên quy mô của nó cũng nhỏ hơn nhiều so với các kỳ đại hội trước, chỉ có 2.336 vận động viên với 21 môn thi.



¹ − Sau khi Việt Nam Cộng hòa bị giải thể để sáp nhập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạo thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì Ủy ban Olympic quốc tế đã tính cộng tất cả các thành tính của hai quốc gia trước đây cho thể thao nước Việt Nam thống nhất, thời điểm thể thao Việt Nam tham gia các hoạt động thể thao quốc tế cũng được tính theo mốc sớm nhất mà một trong hai quốc gia trước đó tham dự.



Ngày 22 tháng 5 năm 1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ III ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á nhất trí thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (The South East Asian Peninsular Games Federation hay SEAP Games Federation). Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ tổ chức hai năm một lần vào năm lẻ một đại hội thể thao khu vực nhằm mục đích:


  1. Tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN.

  2. Nâng cao không ngừng thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để có cơ sở tham gia Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.

Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam Cộng Hòa trước đây và Campuchia (Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 5, 1965) là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6 năm 1959 tại Bangkok thủ đô Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Prabhas Charustiara, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.

SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ 12-17 tháng 12, 1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao.

Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (South East Asian Games Federation, SEAGF), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Đông Timor được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất với sáu lần. Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai với bốn lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Myanmar xếp thứ ba với ba lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Việt Nam, Brunei, Lào và Campuchia.



Các quốc gia chủ nhà của Đại hội Thể thao Đông Nam Á





























































































































































































































































































































Kỳ đại hội
Năm diễn ra
Quốc gia đăng cai
Tuyên bố khai mạc
Ngày diễn ra
Số môn thể thao
Số nội dung thi đấu
Quốc gia tham dự
Số lượng vận động viên
Đoàn thể thao dẫn đầu
Ghi chú
Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á
I
1959
Thái Lan Bangkok, Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
12–17 tháng 12
12N/A6518
 Thái Lan (Lần đầu tiên)
[1]
II
1961
Myanmar Yangon, Myanmar
Tổng thống Win Maung
11–16 tháng 12
13N/A7623
 Myanmar (Lần đầu tiên)
[2]
III
1963
Ban đầu diễn ra ở Campuchia, tuy nhiên sau đó bị hủy bỏ do trong nước xảy ra chiến tranh
III
1965
Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia
Quốc vương Ismail Nasiruddin
14–21 tháng 12
14N/A6963
 Thái Lan (Lần thứ hai)
[3]
IV
1967
Thái Lan Bangkok, Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
9–6 tháng 12
16N/A6984
 Thái Lan (Lần thứ ba)
[4]
V
1969
Myanmar Yangon, Myanmar
Tổng thống Ne Win
6–13 tháng 12
15N/A6920
 Myanmar (Lần thứ hai)
[5]
VI
1971
Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia
Quốc vương Abdul Halim
6–13 tháng 12
15N/A7957
 Thái Lan (Lần thứ tư)
[6]
VII
1973
Singapore Singapore
Tổng thống Benjamin Sheares
1–8 September
16N/A71632
 Thái Lan (Lần thứ năm)
[7]
VIII
1975
Thái Lan Bangkok, Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
9–16 tháng 12
18N/A41142
 Thái Lan (Lần thứ sáu)
[8]
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
IX
1977
Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia
Quốc vương Yahya Petra
19–26 tháng 11
18N/A7N/A
 Indonesia (Lần đầu tiên)
[9]
X
1979
Indonesia Jakarta, Indonesia
Tổng thống Suharto
21–30 tháng 9
18N/A7N/A
 Indonesia (Lần thứ hai)
[10]
XI
1981
Philippines Manila, Philippines
Tổng thống Ferdinand Marcos
6–15 tháng 12
18N/A7≈1800
 Indonesia (Lần thứ ba)
[11]
XII
1983
Singapore Singapore
Tổng thống Devan Nair
28 tháng 5 – 6 tháng 6
18N/A8N/A
 Indonesia (Lần thứ tư)
[12]
XIII
1985
Thái Lan Bangkok, Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Adulyadej
8–17 tháng 12
18N/A8N/A
 Thái Lan (Lần thứ bảy)
[13]
XIV
1987
Indonesia Jakarta, Indonesia
Tổng thống Suharto
9–20 tháng 9
26N/A8N/A
 Indonesia (Lần thứ năm)
[14]
XV
1989
Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia
Quốc vương Azlan Shah
20–31 tháng 8
24N/A9≈2800
 Indonesia (Lần thứ sáu)
[15]
XVI
1991
Philippines Manila, Philippines
Tổng thống Corazon Aquino
24 tháng 11 – 3 tháng 12
28N/A9N/A
 Indonesia (Lần thứ bảy)
[16]
XVII
1993
Singapore Singapore
Tổng thống Hoàng Kim Huy
12–20 tháng 6
29N/A9≈3000
 Indonesia (Lần thứ tám)
[17]
XVIII
1995
Thái Lan Chiang Mai, Thái Lan
Thái tử Vajiralongkorn
9–17 tháng 12
28N/A103262
 Thái Lan (Lần thứ tám)
[18]
XIX
1997
Indonesia Jakarta, Indonesia
Tổng thống Suharto
11–19 tháng 10
36490105179
 Indonesia (Lần thứ chín)
[19]
XX
1999
Brunei Bandar Seri Begawan, Brunei
Quốc vương- Hassanal Bolkiah
7–15 tháng 8
2149010≈5000
 Thái Lan (Lần thứ chín)
[20]
XXI
2001
Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia
Quốc vương Salahuddin
8–17 tháng 9
32490104165
 Malaysia (Lần đầu tiên)
[21]
XXII
2003
Việt Nam Hà Nội & Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thủ tướng Phan Văn Khải
5–13 tháng 12
33N/A11≈5000
 Việt Nam (Lần đầu tiên)
[22]
XXIII
2005
Philippines Manila, Philippines
Tổng thống Gloria Arroyo
27 tháng 11 – 5 tháng 12
40393115336
 Philippines (Lần đầu tiên)
[23]
XXIV
2007
Thái Lan Nakhon Ratchasima, Thái Lan
Thái tử Vajiralongkorn
6–15 tháng 12
43436115282
 Thái Lan (Lần thứ mười)
[24]
XXV
2009
Lào Viêng Chăn, Lào
Chủ tịch Choummaly Sayasone
9–18 tháng 12
29372113100
 Thái Lan (Lần thứ mười một)
[25]
XXVI
2011
Indonesia Jakarta & Palembang, Indonesia
Tổng thống Susilo Bambang
11–22 tháng 11
4454511≈5000
 Indonesia (Lần thứ mười)
[26]
XXVII
2013
Myanmar Naypyidaw, Myanmar
Phó Tổng thống Nyan Tun
11–22 tháng 12
37460114730
 Thái Lan (Lần thứ mười hai)
[27]
XXVIII
2015
Singapore Singapore
Tổng thống Trần Khánh Viêm
5–16 tháng 6
36402114370
 Thái Lan (Lần thứ mười ba)
[28]
XXIX
2017
Malaysia Kuala Lumpur, Malaysia
Quốc vương Muhammad V
19–31 tháng 8
38404114646
 Malaysia (Lần thứ hai)
[29]
XXX
2019
Philippines Manila, Philippines
Tổng thống Rodrigo Duterte
Chưa diễn ra
XXXI
2021
Việt Nam Hà Nội, Việt Nam
Chưa diễn ra
XXXII
2023
Campuchia Phnôm Pênh, Campuchia
Chưa diễn ra
XXXIII
2025
Thái Lan TBA, Thái Lan
Chưa diễn ra


Tính đến Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017.
Ghi chú

  • 1 Tranh tài với tư cách Mã Lai tại Đại hội đầu tiên cho tới năm 1961.

  • 2Cộng hòa Miền nam Việt Nam được giải thể vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 và thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để trở thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay (gọi tắt là Việt Nam). Do đó với quốc gia này chỉ tính huy chương đến năm 1975. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) không quy ký hiệu mã riêng cho các quốc gia này sau khi thống nhất với Bắc Việt Nam.

  • 3 Tranh tài với tư cách là Campuchia và Cộng hòa Khmer.

  • 4 Năm 1989, Việt Nam thống nhất tái gia nhập Đại hội với quốc kỳ và quốc hiệu mới. Huy chương của Việt Nam Cộng hòa đã được cộng vào đây. Xem bảng trên bên trái dành cho Việt Nam Cộng hòa.

  • 5 Tranh tài với tư cách Miến Điện cho tới năm 1985.



Tiếng Anh:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét